Thứ sáu ngày 19 tháng 04 năm 2024
Tin trong nghành
Ngành dệt may: “Giải” bài toán quá tải lao động
Dệt may Việt Nam đang từng bước khẳng định vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Cùng với đó là nâng cao chất lượng nhân lực cũng như đời sống cho người lao động. Công nhân ngành dệt may sẽ ngày càng có cuộc sống “ấm” hơn.
Năm 2010: đạt vào top 5 nước xuất khẩu hàng đầu
Năm 2010, Dệt may Việt Nam (DNVN) đạt kim ngạch xuất khẩu 11,2 tỉ USD, tăng 21,7% so với năm 2009. Trong 10 năm qua, ngành dệt may đã có sự phát triển vượt bậc, đứng trong Top 8 nước có quy mô xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may đứng thứ 2 vào thị trường Mỹ, đứng thứ 3 ở thị trường Nhật Bản và thị trường châu Âu. Theo ông Lê Tiến Trường - Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn DMVN, ngành Dệt may đã đứng vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007-2009. Trong khi ngành Dệt may thế giới giảm sâu 12-15%, thì ngành dệt may của chúng ta vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu không giảm, mà ngược lại còn tăng được thị phần vào cả 3 thị trường chính. Với những kết quả như vậy năm 2010, DMVN đã lọt vào top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Cũng theo ông Trường, để ngành DMVN Việt Nam tiếp tục bước những bước đi vững chắc trên trường quốc tế, ngoài việc chú trọng đầu tư cho sản xuất, thì một yếu tố vô cùng quan trọng đó là nâng cao nguồn nhân lực, đời sống công nhân... Chính bởi vậy, ngành đã lên kế hoạch cho giai đoạn 2011-  2015, đây sẽ là giai đoạn cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, đời sống văn hóa tinh thần và thu nhập cho người lao động. Theo đó, Tập đoàn đã xây dựng chương trình hành động bao gồm cả việc tổ chức những hoạt động văn hóa tinh thần, nhà tập thể cho người lao động, chung cư , ký túc xá cho công nhân khắc phục tình trạng công nhân phải ở trong điều kiện không tốt tại các nhà trọ tư nhân; chăm lo thỏa đáng đến chính lực lượng lao động về thu nhập, môi trường làm việc và nhất là sinh hoạt văn hóa sau giờ làm việc.

Thu hút lao động vùng nông thôn
Trong 10 năm trở lại đây, DMVN luôn chú trọng nâng cao tỉ lệ nội địa hoá.  Nếu như năm 1995, chỉ làm gia công và đóng gói, đến nay tỉ lệ nội địa hóa đã đạt 46%, riêng Tập đoàn DMVN đạt 49%. Với mục tiêu phấn đấu tăng tỉ lệ nội địa hóa lên 60% vào năm 2015, đồng thời bảo vệ môi trường phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế khó khăn, Tập đoàn DMVN đã xây dựng mô hình các trung tâm dệt may hoàn chỉnh làm hạt nhân, trong đó bao gồm các chuỗi cung ứng từ khâu thiết kế, sản xuất sợi, dệt, nhuộm hoàn tất, đến may hoàn chỉnh một sản phẩm tại các KCN có xử lý môi trường tốt, có lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao. Đồng thời, trường đào tạo của Tập đoàn cũng được xây dựng tại khu công nghiệp để cung cấp lao động tay nghề cao cho KCN.

Song, khi một mô hình sản xuất tự động hoá với tính công nghệ cao đi vào hoạt động thường đi kèm với nó là giảm bớt tính thủ công, do đó, lượng nhân công cũng giảm bớt đi. Bởi vậy, ngành Dệt may tiếp tục đi tới quá trình tái phân bố của các doanh nghiệp dệt may, chú trọng gắn các doanh nghiệp với địa phương. Đơn cử như, năm 2010 vừa qua, Cty may Nhà Bè đã dịch chuyển 12.000 lao động về  tỉnh Bình Định. Số lao động này chính là lực lượng thay thế cho những lao động đang phải đến làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Nhiều công nhân khi dịch chuyển về Bình Định với thu nhập  2,5 triệu đồng/ tháng tại quê nhà vẫn “dễ thở” hơn là thu nhập 4 triệu đồng tại TP. Hồ Chí Minh.

Hay như tại Nam Định, Tập đoàn Dệt may đã phát triển tới 8 nhà máy tại các huyện và quy mô mỗi nhà máy chỉ 1.000 lao động trở lại. “Việc phân tán sẽ giúp giải bài toán “quá tải lao động ở các đô thị lớn”, gây nên những hệ quả xã hội khác tại các thành phố lớn”
Để thuận tiện cho việc mua các sản phẩm của Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh Đà Nẵng (Danatex) . Công ty chúng tôi có đưa ra phương thức đặt hàng trực tuyến như sau:
Hôm nay có 8 người truy cập
Tổng lượt truy cập : 000416503
Hotline: 05113.738.768
My status